1. Tại sao mua bảo hiểm nhân thọ lại là một quyết định cực kỳ khôn ngoan trong tài chính cá nhân? Bởi vì quy luật "sinh, lão, bệnh, tử" không chừa một ai. Con người rồi sẽ già yếu, bệnh tật. Lúc có tuổi hoặc bệnh tật, chẳng ai chấp nhận bảo hiểm cho chúng ta. Khi già cả này, rất cần được sự san sẻ những khó khăn tài chính (tuổi già, tuổi già, chúng ta không còn sức khỏe để làm việc kiếm tiền như khi thanh niên trẻ trung) và nếu đã có bảo hiểm nhân thọ thì có phải rất tuyệt vời?! 2. Vì sao nên tham gia bảo hiêm nhân thọ sớm? Chúng ta nên tham gia càng sớm càng tốt để được (1) phí thấp và (2) dễ được chấp nhận. Không một ai có thể van xin rủi ro chừa mình ra được cả! Cũng không một ai có thể khẳng định chắc chắn ngày mai điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe và tính mạng cùa mình! Vì vậy, hãy chuyển giao một phần rủi ro về mặt tài chính cho BHNT. 3. Nếu tôi không mua bảo hiểm nhân thọ thì sao nhỉ? Bốn khả năng có thể xảy ra liên quan tới việc mua hay không mua bảo hiểm nhân thọ là: (1) Không tham gia ----> Có rủi ro --------> Không có tiền đền bù (2) Không tham gia ----> Không rủi ro ---> Không có tiền (vì tiêu lung tung hết) (3) Có tham gia ----> Có rủi ro --------> Có tiền đền bù (4) Có tham gia ----> Không rủi ro ----> Có tiền từ hợp đồng bảo hiểm Chọn phương án nào cũng là do quyết định của chính chúng ta! 4. Mua bảo hiểm nhân thọ cho ai trong gia đình? Khi chúng ta trồng một cây táo, chúng ta biết cây táo sẽ lên xanh tươi và có thể cho quả. Khi cây táo bắt đầu cho những trái đầu tiên, chúng ta làm hàng rào vây quanh để bảo vệ cây, bảo vệ những trái táo ngon ngọt của ta. Với cây táo, ta bảo vệ chỉn chu, cẩn thận. Nhưng có một loại cây táo khác, sai trĩu quả, ra trái đều đặn thường xuyên lại hay bị bỏ quên, không được bảo vệ đúng mức. Loại cây táo này, chính là NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỤ CỘT MANG THU NHẬP ĐỀU ĐẶN VỀ CHO GIA ĐÌNH. Cũng giống như an toàn hàng không, chúng ta cần đeo mặt nạ oxy cho người lớn rồi mới tới trẻ nhỏ, hãy bảo vệ "cây táo cho nhiều trái nhất" rồi lần lượt tới những cây táo khác. Nghĩa là, bảo vệ cho người mang thu nhập nhiều nhất, đều đặn nhất cho gia đình trước. 5. Mua bảo hiểm với số tiền phí đóng như thế nào là hợp lý? Phí bảo hiểm/ tháng chiếm khoảng 10% thu nhập của tháng là hợp lý. Cao hơn 15% thì sẽ "gắt" nếu gặp sự cố về tiền bạc. 6. Bảo hiểm nhân thọ là tài sản hay tiêu sản? Bảo hiểm nhân thọ là công cụ tạo ra TÀI SẢN TỨC THỜI khi rủi ro đột ngột ập đến bất ngờ. Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính chất bảo vệ khi rủi ro, vừa mang tính tiết kiệm. Đó chính là khoản tiền người mua bảo hiểm có khi còn sống hoặc khoản tiền tiếp tục nuôi sống người thân khi người mua bảo hiểm chẳng may mất đi. Chỉ cần một phần thu nhập hàng tháng, góp vào bảo hiểm nhân thọ một cách đều đặn, có kỷ luật, chúng ta đã kiến tạo cho mình một loại TÀI SẢN để sống yên tâm hơn. Cá nhân mình quan niệm trong khía cạnh tài chính cá nhân, phí đóng cho bảo hiểm nhân thọ không phải là một loại chi phí mất đi hẳn mà đó là một loại Tiền Bảo Vệ. Tiền Bảo Vệ này giúp mình yên tâm sống và tiếp tục lao động. 7. Số tiền bảo hiểm đền giúp những người còn lại trong gia đình tồn tại được bao lâu? Cách tính sơ bộ: Số tháng tồn tại = số tiền bảo hiểm đền / số tiền chi tiêu của hộ gia đình trong một tháng Ví dụ, một gia đình kia tiêu hết 30 triệu/ tháng. Khi anh chồng là người trụ cột xảy ra chuyện không may, gia đình được bảo hiểm đền 1 tỷ, vậy 1 tỷ này sẽ giúp gia đình tồn tại (dự tính, và không tính tới thu nhập của những người còn sống) trong vòng: 1.000.000.000/ 30.000.000 = 33 tháng ~ gần 3 năm Thời gian này đủ cho gia đình xoay sở và vượt qua khó khăn. Lưu ý: Số tiền bảo hiểm đền/ trả cho chúng ta (mệnh giá bảo hiểm) không phải là số tiền phí bảo hiểm bạn đóng theo kỳ. 8. Người được bảo hiểm (trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) là ai? Người được bảo hiểm là người có tính mạng, sức khoẻ, ... là đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm là đối tượng KHÔNG ĐƯỢC THAY ĐỔI trong suốt thời gian có hiệu lực hợp đồng. Công ty bảo hiểm định trên tiêu chí như tuổi tác, giới tính, sức khỏe, nghề nghiệp, ... để thẩm định xem có chấp nhận bảo hiểm hay không và định phí bảo hiểm để khách hàng tham gia. Thông thường, người được bảo hiểm nên ưu tiên người lớn trụ cột trong gia đình (thay vì người lớn nhưng không phải trụ cột hoặc trẻ trong gia đình). Bởi vì, người lớn nhiều rủi ro hơn trẻ em và người lớn là người mang nguồn thu nhập về cho gia đình chứ không phải trẻ em. 9. Bên mua bảo hiểm (trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) là ai? Bên mua bảo hiểm là đối tác ký kết hợp đồng với công ty bảo hiểm, là chủ sở hữu của hợp đồng bảo hiểm này. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm (trừ trẻ em chưa đủ 18 tuổi). Trong bảo hiểm nhân thọ, người mua bảo hiểm là chủ của hợp đồng bảo hiểm và chịu trách nhiệm đóng phí bảo hiểm hợp pháp. Có 2 trường hợp: (1) Người mua bảo hiểm chính là người được bảo hiểm. (2) Hoặc nếu người mua bảo hiểm không phải là người được bảo hiểm thì hiện nay, có yêu cầu về hôn phối, ruột thịt giữa người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm. 10. Người thụ hưởng (trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) là ai? Có 2 dạng chỉ định người thụ hưởng: (1) Khi người được bảo hiểm còn sống: Người thụ hưởng thường là bên mua bảo hiểm, nhằm chủ động trong việc giao dịch, đóng phí, vay tiền và rút tiền. (2) Khi người được bảo hiểm tử vong: Người thụ hưởng sẽ do bên mua bảo hiểm chỉ định, có thể là một người hoặc nhiều người, có khi là một tổ chức. Khi làm hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm NÊN điền chỉ định người thụ hưởng. Nếu rủi ro xảy ra là người được bảo hiểm chẳng may mất, người thụ hưởng sẽ được công ty chi trả theo đúng yêu cầu chỉ định đó mà phải không theo luật thừa kế hợp pháp. Người thụ hưởng CÓ THỂ THAY ĐỔI tùy theo chọn lựa của bên mua bảo hiểm. Hiểu ngắn gọn nhất, người thụ hưởng là người được nhận hợp pháp số tiền đền bù lớn nhất khi người được bảo hiểm tử vong. Người thụ hưởng có thể thay đổi được trong suốt thời hạn hợp đồng. 11. Vợ/ chồng tôi rất "cứng đầu" tôi không thể thuyết phục cô ấy/ anh ấy mua bảo hiểm nhân thọ. Tôi phải làm sao? Nếu 2 người cùng là trụ cột trong gia đình, tốt nhất là 2 người cùng có BHNT. Nếu một trong 2 người nhất định không chịu tham gia, hãy chủ động tham gia trước một người. Bạn cũng có thể mua một số sản phẩm bổ sung "cover" cho người còn lại. 12. Tôi cũng có vẻ muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ nhưng bố mẹ tôi chẳng ai tham gia cả. Tôi phải làm sao? Sự thật là bố mẹ đôi khi không biết tất cả và cũng không hẳn là hình mẫu người giỏi về tài chính cá nhân. Là người chủ động và tự chủ với tài chính cá nhân, có những vấn đề bạn tự phải tìm hiểu, quyết định và chịu trách nhiệm với bản thân. Bạn rồi sẽ là chủ nhân của gia đình nhỏ của bạn trong tương lai. 13. Tôi mới đi làm, thu nhập không có nhiều. Tôi có nên ưu tiên mua bảo hiểm nhân thọ? Rủi ro không "nhân nhượng" với người mới đi làm hay đi làm đã lâu. Chỉ biết rằng, tham gia BHNT khi tuổi còn trẻ, phí đóng chắc chắn thấp hơn; tham gia sớm, được bảo vệ sớm. 14. Tôi lấy đâu ra mười, hai mươi triệu một năm để đóng phí bảo hiểm nhân thọ? Lấy số tiền phí dự kiến chia cho 12 tháng (chia nhỏ mục tiêu), bạn cần cố gắng từng tháng. Mỗi tháng cố gắng để ra hơn 1 triệu dành cho tiền bảo vệ cũng không có gì quá khó! 15. Tôi ghét một số đại lý bảo hiểm nhân thọ lắm. Ghét thế nên tôi không thèm tham gia bảo hiểm nhân thọ luôn! Có một số đại lý bảo hiểm nhân thọ trình độ chuyên môn kém và phương thức tiếp cận phản cảm - số ít mà thôi. Tuy nhiên, bạn đừng "giận với người dưng" trong thiên hạ mà "mất khôn" với sức khoẻ tài chính cá nhân của mình. Tìm tới người có uy tín để được tư vấn hoặc làm việc với đại lý bảo hiểm nào mà bạn cảm thấy chuyên môn tốt, có thiện cảm và hiểu đúng nguyện vọng, vì lợi ích của bạn. 16. Tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ cho con tôi vì tôi muốn dành những điều tốt nhất cho con tôi. Nhưng tôi không có quá nhiều tiền. Bạn sẽ dành cho con điều tốt nhất khi bạn biết tự bảo vệ mình thật tốt. Đơn giản bởi bạn là người mang lại thu nhập, là chỗ dựa cho con, là trụ cột gia đình vs con còn nhỏ, chưa mang lại thu nhập và phải phụ thuộc vào bạn không chỉ về mặt kinh tế. 17. Tôi thấy quá nhiều sự lựa chọn về bảo hiểm nhân thọ. Tôi cần làm gì? Quay trở lại chức năng cơ bản nhất của bảo hiểm nhân thọ: bảo vệ. Hãy coi đây là chức năng cơ bản, thiết yếu đầu tiên của bảo hiểm nhân thọ. Tập trung vào chức năng này khi lựa chọn. 18. Có bảo hiểm nhân thọ nào cho cả gia đình không nhỉ? Có, bảo hiểm nhân thọ cũng là sản phẩm kinh doanh nên chắc chắn sẽ có sản phẩm theo dạng "combo". 19. Tôi sợ công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản và không thể phục vụ tôi. Rủi ro đó có thể xảy ra nhưng xác suất không cao. Pháp luật Việt Nam & ngành nghề này có những yêu cầu đặc biệt để bảo vệ người tham gia. 20. Tôi nghe chị cũng có vài bảo hiểm nhân thọ. Chị mua hãng nào để tôi tham khảo? Mỗi thời gian nhất định tình hình sản phẩm và thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, những bài tôi chia sẻ có tính nguyên tắc chung và bạn đều có thể tham khảo tốt. Thân, Nhà văn tối giản Alex Tu (Tối giản, Tài chính cá nhân, Du lịch lifestyle) Mục đích: chia sẻ những điều tích cực để cùng thịnh vượng SHARE Những Điều Tích Cực! #ShareNhungDieuTichCuc #AlexTu #Nhavantoigian #QuyCoTuChu #QuyCoToiGian #ChiecBirkinMauCam Khước từ trách nhiệm: Các bài viết chia sẻ và thể hiện quan điểm cá nhân đơn thuần. Tác giả không chịu trách nhiệm với quá trình tiếp thu và áp dụng của độc giả. Mọi sao chép, trích dẫn cần phải được đặt đúng trong ngữ cảnh đầy đủ. Nghiêm cấm sử dụng các hình ảnh cá nhân của tác giả cho mọi mục đích mà không có sự cho phép của tác giả.
0 Comments
Your comment will be posted after it is approved.
Leave a Reply. |
Liên hệ công việc
[email protected] Xin chào,Tôi là Alex Tu - tác giả về các đề tài phát triển bản thân, tài chính cá nhân, du lịch và phong cách sống. Tôi đã đặt chân tới gần 90 quốc gia & đặc khu. Tôi sẽ tiếp tục khám phá và trải nghiệm nhiều hơn. Categories
All
Archives
October 2023
|