Bài viết nằm trong series Tích Luỹ Cho Tuổi Già (3 phần) Bạn đang đọc phần 3.
Tiền bạc là đơn vị của tự do. Tự do có nghĩa là linh hoạt: làm việc chúng ta muốn, ở nơi chúng ta muốn, khi chúng ta muốn, trong khoảng thời gian chúng ta muốn, và với người chúng ta muốn. III. Số tiền chúng ta cần có ĐỂ RIÊNG cho tuổi già theo những mốc tuổi nhất định và theo mức thu nhập giả định Trong phần này tôi sẽ trình bày hai mục chính
A. Số tiền cần để riêng cho tuổi già theo mốc tuổi và mức thu nhập Về số tiền này, tôi tìm được hai bài (tiếng Anh) viết khá hay và tôi sẽ giải thích kỹ hơn ở phía dưới.
Nhiều công ty tài chính công bố các tiêu chuẩn tiết kiệm cho thấy mức tiết kiệm lý tưởng ở các độ tuổi khác nhau liên quan đến thu nhập của một cá nhân. Tiêu chuẩn tiết kiệm không phải là sự thay thế cho việc lập kế hoạch toàn diện, nhưng đây là một cách nhanh chóng để đánh giá xem chúng ta có đang đi đúng hướng hay không. Nó tốt hơn nhiều so với đoán mò một cách mù quáng! Quan trọng hơn, nó có thể hoạt động như một chất xúc tác để hành động và bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn. 1. Cách tính của Fedelity 1.1. Giả định Các yếu tố tiết kiệm của Fidelity dựa trên giả định rằng một người tiết kiệm 15% thu nhập hàng năm bắt đầu từ 25 tuổi, mức tăng lương thực tế không đổi 1,5% hàng năm, đầu tư trung bình hơn 50% số tiền tiết kiệm của họ vào cổ phiếu trong suốt cuộc đời của họ, nghỉ hưu ở tuổi 67 và có kế hoạch duy trì lối sống như trước khi nghỉ hưu, độ tuổi lập kế hoạch đến 93 tuổi. Mục tiêu thu nhập hàng năm thay thế (từ khi nghỉ hưu) được xác định là 45% thu nhập hàng năm trước khi nghỉ hưu và không có thu nhập từ lương hưu. Mục tiêu này dựa trên Khảo sát Chi tiêu của Người tiêu dùng (BLS), Thống kê Thống kê Thuế Thu nhập, khung thuế IRS và Cách tính Phúc lợi An sinh Xã hội. Fidelity đã phát triển hệ số lương thông qua nhiều mô phỏng thị trường dựa trên dữ liệu thị trường lịch sử, giả định rằng các điều kiện thị trường kém để hỗ trợ mức độ tin cậy thành công là 90%. 1.2 Tỉ lệ tiết kiệm Hãy đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 1 lần thu nhập của bạn ở độ tuổi 30, 3 lần thu nhập của bạn ở độ tuổi 40, 6 lần thu nhập của bạn ở độ tuổi 50 và 8 lần thu nhập của bạn ở độ tuổi 60. 2. Cách tính của T.Rowe Price 2.1. Giả định Các yếu tố tiết kiệm của T.Rowe Price dựa trên giả định rằng một người sẽ nghỉ hưu ở tuổi 65, bắt đầu tiết kiệm cho việc nghỉ hưu với mức 6% ở tuổi 25 và tiết kiệm tăng thêm 1% mỗi năm cho đến khi đạt đến mức thích hợp - mức 15% thu nhập mỗi năm (bao gồm bất kỳ khoản đóng góp nào của người sử dụng lao động) là mức tiết kiệm thích hợp đối với nhiều người, nhưng T.Rowe Price khuyến nghị những người có thu nhập cao hơn nên đặt mục tiêu vượt quá 15%. 2.2 Tỉ lệ tiết kiệm T.Rowe Price tin rằng việc bạn tiết kiệm được một đến một lần rưỡi thu nhập để nghỉ hưu ở tuổi 35 là một mục tiêu hợp lý. Đó là một mục tiêu có thể đạt được đối với những người bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 25. Ví dụ: một người 35 tuổi kiếm được 60.000 đô la sẽ đi đúng hướng nếu cô ấy tiết kiệm được khoảng 60.000 đến 90.000 đô la (tương đương 1 tới 1,5 lần thu nhập của năm 35 tuổi). 3. So sánh cách tính của Fidelity và T.Rowe Price 3.1. Về giả định
3.2. Về tỉ lệ tiết kiệm Bảng so sánh tỉ lệ tiết kiệm dựa trên hai cách tính: Cá nhân tôi thấy giả định của Fidelity (lấy tỉ lệ tiết kiệm là 15% ngay ở tuổi 25) có phần hơi cao so với tỉ lệ tiết kiệm thực tế ở độ tuổi đó và theo đó tỉ lệ tiết kiệm cho tuổi già ở độ tuổi nhất định trở nên khá “quyết liệt” (nhìn chung cao hơn hẳn mức tiết kiệm theo cách tính của T.Rowe Price). Ví dụ ở tuổi 35, tỉ lệ tiết kiệm của Fidelity là 2 lần mức thu nhập năm, tỉ lệ tiết kiệm của T.Rowe Price là 1 tới 1,5 lần mức thu nhập năm.
Để thuận tiện cho việc theo dõi, phía dưới, tôi sẽ trình bày bảng tính con số cụ thể dựa trên cách tính của T.Rowe Price trước rồi mới tới bảng tính con số cụ thể dựa trên cách tính của Fidelity. 3.3. Bảng tính theo từng mốc tuổi và mức thu nhập dựa trên cách tính của T.Rowe Price Theo cách tính của T.Rowe Price, ở tuổi 35, bạn nên tiết kiệm được khoảng từ [1.0 tới 1.5] lần thu nhập của năm 35 tuổi. 1.0 được gọi là tỉ lệ dưới, 1.5 được gọi là tỉ lệ trên. Khoản tiền dưới = Tỉ lệ dưới x Thu nhập một năm; Khoản tiền trên = Tỉ lệ trên x Thu nhập một năm; (Cuộc sống không quá thuận lợi, bạn có thể chọn khoản tiền dưới; giả sử cuộc sống thuận lợi hơn, bạn có thể chọn khoản tiền trên.) Đây là số tiền chúng ta cần ĐỂ RIÊNG cho tuổi già dựa trên cách tính của T.Rowe Price, 3.4. Bảng tính theo từng mốc tuổi và mức thu nhập dựa trên cách tính của Fidelity Theo cách tính của Fidelity, ở tuổi 35, bạn nên tiết kiệm được khoảng 2 lần thu nhập của năm 35 tuổi. Như vậy, không có lệ trên và tỉ lê dưới như cách tính của T.Rowe Price (mà chỉ có 1 số tỉ lệ ở mỗi độ tuổi). Đây là số tiền chúng ta cần ĐỂ RIÊNG cho tuổi già dựa trên cách tính của Fidelity, Để tiện cho các bạn tính toán, tôi upload lên đây file Excel dựa trên cả hai cách tính của Fidelity và T.Rowe Price, các bạn hoàn toàn có thể tải về, thay thế con số thu nhập thực tế của mình vào bảng để có được kết quả số tiền cần để dành cho tuổi già.
B. Số tiền để đạt được nghỉ hưu vô ưu lo hoặc tự do tài chính cơ bản theo mức chi tiêu Phần này tôi đã trình bày trước đây tại bài 5 con số quan trọng của tài chính cá nhân. Vì cùng chủ để nghỉ hưu/ tuổi già nên tôi xin được phép nhắc lại một lần nữa ở đây. 1. Bước 1: tính số % được rút ra hàng năm từ quỹ nghỉ hưu (hoặc quỹ tự do tài chính) của bạn Nghỉ hưu có nghĩa là hầu như không lao động nữa. Hàng tháng (hoặc hàng năm) chỉ rút ra một số tiền từ quỹ nghỉ hưu tự tích góp được theo một con số phần trăm nào đó. Về mặt lý thuyết, nếu lãi từ quỹ nghỉ hưu/ năm này bằng chính số tiền bạn dự định rút ra để tiêu cho 1 năm, thì có nghĩa, từ lúc nghỉ hưu tới khi bạn nhắm mắt xuôi tay, bạn không cần phải lo lắng vì tiền nữa <--- quỹ nghỉ hưu của bạn giống như nồi cơm Thạch Sanh, cứ rút ra 1 khoản để tiêu cho cả năm thì lãi sẽ bù vào chính khoản đó. Để đơn giản hoá, tôi sẽ dùng hình tượng bạn và cơn gió ngược chiều; - Bạn đi với tốc độ, giả sử, là 8 phần/ giờ; - Gió ngược chiều, giả sử, là 2 phần/ giờ; -------> Thực tế bạn sẽ di chuyển dược chỉ là: tốc độ đi trừ đi tốc độ gió ngược chiều = 8 phần/ giờ - 2 phần/ giờ = 6 phần/ giờ. Tính một cách sát xao với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam: - Lãi suất ngân hàng theo năm chính là tốc độ bạn đi; - Lạm phát kỳ vọng trong vòng 12 tháng tới (hiểu đơn giản là đồng tiền mất giá vào năm tới) chính là tốc độ gió ngược chiều; -------> Thực tế tiền bạn gửi ngân hàng chỉ sinh sôi được thêm là lãi thực tế Lãi thực tế = Lãi suất ngân hàng / năm - lạm phát kỳ vọng trong 12 tháng tới = 6.6%/ năm - 3.53% = 3.07 % (~ gần 3% mà thôi!) Chú thích: (*): 6.6% là tỉ lệ lãi suất gửi tiết kiệm cho 12 tháng tại Vietcombank 2018 Việt Nam ; (**): 3.53% là tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong 2017; giả sử kỳ vọng lạm phát không đổi cho 2018 và 2019. Như vậy, với tình hình kinh tế hiện nay tại Việt Nam, chỉ gửi ngân hàng mà không có kênh đầu tư nào cho lãi suất cao hơn 6.6%/ năm, một cách sơ lược, từ khi nghỉ hưu, bạn chỉ nên rút 3%/ năm. (3% này là con số tính tương đối để bạn có thể lên kế hoạch vươn tới tự do tài chính và nghỉ hưu màu hồng!). Nếu kênh đầu tư nào tốt hơn lãi suất ngân hàng thì tiền bạn có lãi thực tế sẽ cao hơn ---> dẫn tới bạn có thể yên tâm rút hơn 3%/ năm. Trong các blog tài chính cá nhân của nước ngoài họ thường lấy 4% ("four percent rule" - con số thông dụng) là số % được rút ra hàng năm để tính ngược tìm ra số tiền cần tích luỹ cho quỹ nghỉ hưu. Số 4% này là con số an toàn được kiến tạo dựa trên dữ liệu lịch sử trong khoảng thời gian 50 năm từ 1926 tới 1976. Các bạn có thể google "Origins of the 4 Percent Rule" để tìm hiểu thêm. 2. Bước 2: tính số tiền quỹ nghỉ hưu sẽ cần phải tích luỹ
Ngoài ra, ta có,
Như vậy,
= Tiền chi trung bình hàng tháng x 400 Giả sử, tiền chi trung bình hàng tháng là 20 triệu ---> Tiền rút mỗi năm sẽ cần là 20 triệu x 12 tháng = 240 triệu/ năm ---> Tiền quỹ nghỉ hưu cần là 20 triệu x 400 = 8 tỷ Giả sử, tiền chi trung bình hàng tháng là 50 triệu ---> Tiền rút mỗi năm sẽ cần là 50 triệu x 12 tháng = 600 triệu/ năm ---> Tiền quỹ nghỉ hưu cần là 50 triệu x 400 = 20 tỷ Giả sử có một kênh đầu tư đạt được lãi suất đều đặn 10%/ năm và lạm phát kỳ vọng 12 tháng tới là 4% và tiền chi trung bình của bạn là 20 triệu/ tháng ---> lãi suất thực tế từ vốn sẽ là 10% - 4% = 6% --> Số tiền quỹ nghỉ hưu về mặt dự tính cần chuẩn bị là 20 triệu x 12 x 100 / 6 = 4 tỷ. 3. Bước 3: các lưu ý cần ghi nhớ
(Hết phần 3) Thân, Tác giả Alex Tu (Phát triển bản thân, Tài chính cá nhân, Du lịch lifestyle) Mục đích: chia sẻ những điều tích cực để cùng thịnh vượng SHARE Những Điều Tích Cực! #ShareNhungDieuTichCuc #AlexTu Khước từ trách nhiệm: Các bài viết chia sẻ và thể hiện quan điểm cá nhân đơn thuần. Tác giả không chịu trách nhiệm với quá trình tiếp thu và áp dụng của độc giả. Mọi sao chép, trích dẫn cần phải được đặt đúng trong ngữ cảnh đầy đủ. Nghiêm cấm sử dụng các hình ảnh cá nhân của tác giả cho mọi mục đích mà không có sự cho phép của tác giả.
0 Comments
Your comment will be posted after it is approved.
Leave a Reply. |
Liên hệ công việc
[email protected] Xin chào,Tôi là Alex Tu - tác giả về các đề tài phát triển bản thân, tài chính cá nhân, du lịch và phong cách sống. Tôi đã đặt chân tới gần 90 quốc gia & đặc khu. Tôi sẽ tiếp tục khám phá và trải nghiệm nhiều hơn. Categories
All
Archives
October 2023
|