Mình đã từng hối hận khi mua vài món đồ, nhưng mình chưa từng hối hận khi chọn lối sống tối giản - vì nó làm con người mình nhẹ nhõm, kiểm soát tối ưu đồ đạc của mình & quyết định của mình (là những điều con người thực sự có thể kiểm soát) và cũng chưa từng hối hận khi mang 12k mỹ kim đi rong ruổi hơn 1 tháng thay vì nhét đầu vào Harvard học hè (đầu vào cũng gắt nhưng Cốt yếu là điều đó quan trọng với bạn chứ không phải nó quan trọng với người khác). Mình đủ bản lĩnh để sống cuộc đời của mình. Mình không cho tối giản là sự lựa chọn duy nhất về phong cách sống. Nhưng mình biết nó là phong cách sống hiệu quả, có chiều sâu nhất định và mở ra cánh cửa mới cho tư duy, cơ hội, niềm vui, sự hứng khởi và tài chính cá nhân. Câu thần chú khi mua sắm của mình là: Chỉ mua những gì khiến cuộc sống bạn thực sự tốt đẹp hơn những gì đã có. Đã bao nhiêu lần bạn lục trong tủ ra vài cái áo/ váy na ná như nhau nhưng bạn lại không mặc và nhét lại vào tủ? Đã bao lần bạn tìm thấy trong bếp vài dụng cụ nấu nướng tác dụng tương tự nhau nhưng bạn lại chẳng bao giờ dùng tới? Nhưng bạn lại tưởng mình chưa có và định sắp tới sẽ mua chúng? Đã bao nhiêu lần bạn vét hết tiền bạc để mua một món đồ đắt tiền bất chấp hệ lụy thiếu hụt tiền trước mắt? Cách tốt nhất để dùng tiền hiệu quả khi mua sắm là phải biết hiện mình đang có cái gì. Đối với những đồ vật hiện bạn đang có, 10 nguyên tắc sau sẽ giúp bạn kiểm soát tình hình đồ đạc tốt hơn: 1. Giữ số lượng đúng bằng số lượng bạn hay dùng nhất. Ví dụ, bạn hay dùng nhất là 3 chén con và 2 cái tô to, thì bạn không cần thiết cần tới 10 cái chén con và 10 cái tô to. Trừ khi nhà bạn hay là nơi chốn hội họp của đại gia đình thì bạn cần điều chỉnh số lượng này. Còn không, các cuộc hội họp có thể diễn ra ở một nhà hàng ngon đẹp nào trong thành phố. 2. Giữ một đồ vật có kích thước phù hợp thay vì vài món có kích thước khác nhau trong khi đồ vật có kích thước to nhất có thể dùng cho tất cả mọi dịp. Ví dụ, bạn có 3 cái rổ để rửa rau, trái cây (lớn, vừa, nhỏ), chiếc to nhất chắc chắn có thể dùng cho mọi dịp. Bạn coá thể bỏ bớt 2 chiếc rổ vừa và nhỏ còn lại. 3. Tập thói quen chỉ cần 1 chai cho mỗi loại đối với các sản phẩm chăm sóc cơ thể. Thứ nhất, mỹ phẩm và các loại sản phẩm chăm sóc cơ thể đều có hạn sử dụng, nếu bạn mua nhiều quá và sử dụng không hết phải cho đi hoặc vứt đi thì đều rất phí những đồng tiền lao động vất vả của mình. Thứ hai, đổi liên tục các sản phẩm dầu tắm, gội, mỹ phẩm trong thời gian ngắn vài ba ngày (do bạn có nhiều, bạn dùng luân chuyển) coá thể gây hại cho da. Thứ ba, khi nhà tắm có rất ít chai lọ, bạn có thể tranh thủ vừa tắm vừa cọ rửa luôn hàng ngày khiến nhà tắm lúc nào cũng sạch đẹp, nếu có nhiều chai lọ, đôi khi bạn sẽ lười dọn dẹp vì phải dịch chuyển chúng. 4. Tập thói quen gần hết đồ dùng nào đó rồi hãy mua để tránh giành trạng chất đống trong nhà như bột giặt, nước rửa chén, giấy vệ sinh, khăn giấy, kem đánh răng … 5. Những gì bạn không dùng tới trong vòng 3 tháng (trừ quần áo theo mùa), khả năng cao là bạn cũng sẽ chẳng bao giờ còn đụng tới nữa hoặc không có như cầu sử dụng thường xuyên. 6. Chỉ giữ những vật dụng thực sự đóng góp vai trò cho cuộc sống của bạn. 7. Loại bỏ tất cả những gì mang đến cảm xúc tiêu cực cho bạn. Nếu đó là món đắt tiền bạn có thể bán lại. Cần ghi nhớ, bạn là báu vật đáng quý nhất mà đồ đạc không được phép làm tổn thương tới bạn. 8. Dùng những đồ đạc hoặc vật liệu nhẹ, an toàn cho sức khỏe và dễ lau chùi và bảo quản. 9. Chỗ để vật dụng phải tiện cho sinh hoạt và nhu cầu sử dụng. 10. Có chỗ cho tất cả mọi vật và mọi vật đều được cất lại đúng chỗ sau khi sử dụng. Đối với những gì cần mua thêm, chúng ta nên đảm bảo rằng: 1. Bạn đã bớt đồ vật tương tự trước khi thêm vào đồ vật mới này (nguyên tắc bớt 1 mới được thêm 1). 2. Đồ vật mới phải tốt hơn, giúp cuộc sống bạn thực sự hiệu quả hơn (đổi từ iphone 6s sang iphone X không thực sự làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn nhưng sẽ tiêu tốn của bạn một số tiền khà khá; đổi từ máy lạnh đời cũ rất ồn ào làm giấc ngủ bạn bị gián đoạn sang một máy lạnh mới chạy êm nhẹ khiến bạn ngon giấc, cải thiện sức khỏe là điều nên làm. 3. Thử thách 2 tuần tới một tháng đối với những gì bạn đang điên cuồng muốn mua. Không có gì bằng tiền mặt và danh sách các tài sản (tài sản theo định nghĩa mang tiền vào túi cho bạn). 4. Tập trung vào trải nghiệm hơn là đồ vật tiêu sản. 5. Nếu bạn bị cuồng mua sắm, hay hướng mình vào việc mua sắm những thứ giúp bạn xây dựng một tình hình tài chính vững chắc và kế hoạch nghỉ hưu trong đầy đủ. 6. Trước khi mua sắm thêm, luôn ưu tiên cho tài khoản nghỉ hưu, tài khoản tiết kiệm, tài khoản đầu tư, các hoá đơn cần thanh toán. 7. Nếu chỉ đi trong thành phố của mình thì hãy để thẻ tín dụng ở nhà và chỉ mang tiền mặt theo. Hãy đếm 2 triệu để trả cho 1 cái áo, 5 triệu cho 1 cái váy và 30 triệu cho một cái túi. Cảm giác thực về tiền (chứ không phải miếng thử nhựa để cà/ quẹt) sẽ hiện hữu trong bạn. 8. Tuyệt đối không tiêu tiền mình không có cho các sản phẩm tiêu dùng (tất nhiên ngân hàng khuyến khích bạn vay tiêu dùng vì lãi bạn trả hàng tháng là nguồn thu nhập bạn trả cho ho, credit card với lãi suất chóng mặt cũng vậy) 9. Ưu tiên mua những sản phẩm để đầu tư vào bản thân mình nhằm tăng thêm giá trị, kỹ năng làm việc và thu nhập như sách, các khoá học, mua các bữa ăn trưa ăn tối dành cho ngươi bạn đang cần hỏi về chuyên môn. 10. Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu, quan trọng bạn giữ và làm chúng sinh sôi nảy nở được bao nhiêu. Không quan trọng người khác muốn gì, quan trọng là cách bạn sắp xếp cuộc sống của mình với những điều mình muốn. Mục tiêu tối thượng của cuộc sống là con người. Những điều viết nên cuộc đời một con người là trải nghiệm và thời gian, không phải đồ vật. Thân, Tác giả Alex Tu The MiniTravelist
0 Comments
Your comment will be posted after it is approved.
Leave a Reply. |
Liên hệ công việc
[email protected] Xin chào,Tôi là Alex Tu - tác giả về các đề tài phát triển bản thân, tài chính cá nhân, du lịch và phong cách sống. Tôi đã đặt chân tới gần 90 quốc gia & đặc khu. Tôi sẽ tiếp tục khám phá và trải nghiệm nhiều hơn. Categories
All
Archives
October 2023
|