Tác giả Alex Tu
  • Blogging Life
  • Being Me
  • Writing Books
  • OFFERING COURSES
  • Blogging Life
  • Being Me
  • Writing Books
  • OFFERING COURSES
Picture

Tối giản, Tài chính cá nhân, Du lịch lifestyle

    ​Đăng ký để nhận ưu đãi & tài liệu miễn phí độc quyền của Alex Tu
    Điền chính xác địa chỉ email của bạn.
Gửi Đi
Tìm thấy những sản phẩm hữu ích cần thiết ngay tại đây!
gian hàng
Dành cho người mới bắt đầu với khoá học online đầu tư cổ phiếu dài hạn

​NHẬN QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT

ghi "code Alex Tu" sau họ tên của bạn khi đăng ký

Sau khi đăng ký và thanh toán khoá học thành công, email tới info.alextu@gmail.com
thông báo họ tên, địa chỉ email và số điện thoại của bạn để team logistics được phục vụ, ship quà nhanh chóng cho bạn.

ĐĂNG KÝ ngay


​​Tham dự các buổi chia sẻ những điều tích cực để cùng thịnh vượng!

GIẢM NGAY 200.000 VỚI CODE: ALEXTU
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Quản lý thời gian hiệu quả
Nâng cao hiệu suất làm việc
Kỹ năng hợp tác thành công
Xây dựng thương hiệu cá nhân

Tối Giản - Giáo Dục Tài Chính Sẽ Giúp Bạn Thịnh Vượng - THÁI ĐỘ VỚI TIỀN BẠC

2/21/2018

0 Comments

 
Picture
Chủ đề: Tối giản - Tài Chính Cá Nhân
Thời gian đọc: 5 phút
Trích trong cuốn "Quý Cô Tối Giản" 
phát hành vào khoảng tháng 3/2018​
​Tác giả: Nhà văn du lịch tối giản Alex Tu (Tối giản, Tài chính cá nhân, Du lịch lifestyle)
instagram
Phần tóm tắt sơ lược dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ bài đọc nằm trong tổng thể kiến thức về tối giản trong lĩnh vực tài chính cá nhân do tôi trình bày thuộc khuôn khổ cuốn sách.

Là một người thực hành lối sống tối giản nhưng lựa chọn tối giản thịnh vượng (và thẩm mĩ), ba điều sau đã giúp tôi vững vàng trong lĩnh vực tài chính cá nhân:
(1) Giáo dục tài chính,
(2) Thời gian là vàng bạc,       và
(3) Công cụ quản lý dòng tiền (và công việc) dành cho người tối giản. 

Trong mục (1) về giáo dục tài chính, tôi trình bày về

THÁI ĐỘ VỚI TIỀN BẠC
KỸ NĂNG XÂY DỰNG CÁC NGUỒN THU NHẬP VÀ GIỮ TIỀN
KỸ NĂNG ĐẦU TƯ TIỀN BẠC


​Bạn đang đọc mục (1) giáo dục tài chính, phần THÁI ĐỘ VỚI TIỀN BẠC, trong cuốn sách về lối sống tối giản.

Tôi đã xuất bản cuốn sách "3 Cách Nhanh Nhất Để Thành Công Và Giàu Có" (NXB Phụ Nữ, tác giả Alex Tu), trong đó trình bày khá chi tiết về các cách giảm chi, tăng thu và phương thức quản lý thu chi tiền nong cho từng tháng, hoạch định tài chính cá nhân cho nhiều tháng, cũng như giới thiệu một cách dễ hiểu các khái niệm cơ bản quan trọng có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tài chính nhân. Tôi khuyến khích bạn tìm đọc vì tuy đơn giản (và rất dễ hiểu, tôi thích những gì dễ hiểu!), cuốn sách này cung cấp cho bạn tổng quan cần thiết và rất hữu dụng về giáo dục tài chính cá nhân từ quan điểm của một người tối giản thịnh vượng. 
​

Tôi đọc rất nhiều sách về lối sống tối giản bởi các tác giả khác nhau trên toàn cầu. Một số lớn đều tìm thấy được ích lợi của lối sống tối giản bằng cách chuyển vào sống trong những căn nhà nhỏ hơn, cắt giảm các chi tiêu cho sản phẩm vật chất thừa mứa trong hộ gia đình và bỏ hẳn thói quen mua những sản phẩm đắt đỏ, để gây ấn tượng với những người họ không ưa (hoặc không quá quan trọng với họ). Cốt lõi của vấn đề, không phải là những thói quen mua sắm phung phí, thậm chí mua bằng cả những số tiền mà mình chưa kiếm được dẫn tới nợ nần (kiếm một triệu đô la một năm, tiêu xài hơn một triệu đô dẫn tới nợ nần và những xấu hổ trong thẳm trong lòng, trái ngược hẳn những thành công bề ngoài mà họ muốn người khác tin và cũng trái ngược hẳn với những gì mà người khác nghĩ về họ). Những thói quen ấy chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Bản chất của vấn đề chính là sự thiếu giáo dục tài chính. Luôn có sự khác biệt to lớn về cuộc sống giữa những người có giáo dục tài chính và không có giáo dục tài chính. 

Trong trường học, kể cả Việt Nam và nước ngoài, không có bộ môn nào riêng biệt là "Tài Chính Cá Nhân" hay nôm na là "Tiền Của Bạn" giúp bạn tiếp cận và thành thục các kĩ năng cần thiết liên quan tới tiền bạc. (Tôi e rằng rất khó kiếm thầy cô giáo "chuẩn" cho môn này!). Nhưng chính vì bộ môn này không được phổ biến, phần đông chúng ta chọn giải pháp tảng lờ nhắm mắt làm ngơ hoặc học theo những "gương" về tài chính cá nhân gần nhất mà chúng ta có thể mà không biết rằng, các tấm gương đó chứa đầy những tư duy sai lầm và thói quen không lành mạnh về tiền bạc. Vì thế, sự lười biếng và né tránh khiến phần lớn chúng ta thiếu kĩ năng xử lý tiền bạc, bao gồm (1) thái độ với tiền bạc, (2) kỹ năng xây dựng các nguồn thu nhập & giữ tiền, và (3) kỹ năng đầu tư tiền bạc.
Picture

THÁI ĐỘ VỚI TIỀN BẠC
Hiếm có một từ đơn nào lại có khả năng khơi gợi và làm bùng nổ nhiều cảm xúc cá nhân đến vậy như từ "Tiền". Tiền có thể liên quan tới niềm vui hoặc nỗi buồn, hạnh phúc hay sự cay đắng, thăng hoa hoặc xa lánh, và có mặt trong hầu hết những lĩnh vực trong cuộc sống, dù bạn có muốn thừa nhận điều đó hay không.

"Tiền ...
Là sức bật của tuổi trẻ
Là sức khoẻ của tuổi già
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân..."

Hay "Tiền là bạc lắm, nên mới gọi là tiền bạc." ...

Hầu hết ai cũng ham muốn có thêm nhiều tiền và nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ thay đổi nếu như mình có thêm nhiều tiền. Bạn cũng có thể như vậy. Nhưng có bao giờ bạn thử hỏi, mình đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về tiền, dành bao nhiêu nỗ lực học cách làm bạn với đồng tiền và làm người chủ thực thụ của kẻ tôi tớ tiền bạc? Những người làm chủ cuộc chơi với tiền bạc là những người thực sự coi trọng vị trí xứng đáng của tiền bạc trong cuộc sống. Chính vì thế, họ dành không biết cơ man nào về nguồn lực: thời gian, nỗ lực, sự chuyên tâm, sự kiểm soát cảm xúc và dùng chính tiền bạc của họ để học về tiền bạc.

Từ thời còn là du học sinh, trước khi có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực giáo dục tài chính cá nhân, tôi đã rất thành thực với cảm xúc cá nhân của mình đối với đồng tiền. Đơn giản nhất, tôi ghi nhận những cảm xúc nguyên bản của mình liên quan tới đồng tiền: lúc có tiền, tôi cảm thấy yên tâm, dễ hưng phấn và mọi điều dường như đều khả thi; lúc không có tiền, tôi cảm thấy bất an, ủ rũ và tất cả như bất khả thi. (Bạn có thể không cần có chung cảm xúc giống tôi.). Nhưng chính vì  tiền bạc có vai trò quan trọng như vậy đối với đời sống cảm xúc cá nhân, tôi biết chắc chắn rằng tôi cần phải thừa nhận NHIỀU HƠN VÀ ĐÚNG ĐẮN vai trò quan trọng của tiền bạc đối với cuộc đời mình.

Kể từ đó, tôi mua và đọc không biết bao nhiêu cuốn sách về tiền bạc. Có thể nói, tôi lùng sục và ngấu nghiến hầu hết những cuốn sách viết về chủ đề này. (cám ơn vốn tiếng Anh tạm ổn và chiếc Kindle giúp tôi tiếp cận những tư duy tốt về tiền bạc một cách dễ dàng hơn chỉ trong nháy mắt!). Cho tới tận bây giờ, tôi vẫn mua đọc chúng một cách thường xuyên và phấn kích. Đọc, suy nghẫm, hấp thu, thực hành, rút kinh nghiệm. Càng ngày, tôi càng tự tin hơn trong mối quan hệ với tiền bạc. Thừa nhận vai trò quan trọng xứng đáng của tiền bạc trong cuộc đời là điều thiết yếu đầu tiên  trong việc xây dựng một thái độ đúng đắn với tiền bạc. 
Picture

Tôi không phải là con người hoàn hảo, hoặc xuất sắc không tưởng, hay chỉ qua một đêm là bước tới thành công. Tôi cũng vấp phải những sai lầm, phải trả giá, sửa sai và rút kinh nghiệm. Sai lầm lớn/ lớn nhất về tiền bạc có thể không phải liên quan tới món tiền lớn/ lớn nhất. Mà liên quan tới yếu tố "lỗi" của cá nhân. Một trong những sai lầm lớn nhất liên quan tới tiền bạc tôi đã từng mắc phải, có lẽ là sự "phó mặc". Sau khi tốt nghiệp đại học nước ngoài, tôi mang trên mình khoản nợ khoảng 40.000 đô la Sing-ga-po. Tôi biết con số đó (cùng với tỉ lệ lãi suất) nhưng mặc kệ! Thay vì đọc kỹ lại hợp đồng vay tiền và chọn phương án xử lý khoản nợ. Tôi như con đà điểu, vùi đầu vào cát cố gắng quên đi nỗi sợ của mình và làm như khoản nợ không tồn tại trên đời! Vài năm "vùi đầu vào cát" tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, tôi đang nợ tiền gốc và lãi mẹ đẻ lãi con. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, cho tới khi tôi quyết định phải giải quyết khoản nợ (vâng, cuối cùng thì cũng "thông minh" lên một chút!), nhưng được thông báo rằng tôi bị "phạt" thêm một khoản gọi là phí pháp lý, trị giá 7000 đô la Sing-ga-po. Đáng lẽ, ngay sau khi tốt nghiệp, theo đúng quy định của hợp đồng, hàng tháng tôi cần phải trả tiền nợ, dù chỉ là 100 đô la Sing-ga-po. Đằng này, tôi "kệ" nghĩa vụ tài chính của mình, không thực hiện theo quy định ghi rõ trong hợp đồng (sự vô trách nhiệm với bản thân và phó mặc đáng trách!) và gánh thêm tiền gốc, tiền lãi kép vài ba năm và 7000 đô la Singapore. Mọi nỗ lực xin được bỏ đi khoản phạt này đều không thành. Tôi chấp nhận đau "đứt ruột" gánh thêm khoản nợ. Giận bản thân! Hoảng loạn về con số chất chồng! Nếu được quay ngược lại thời gian, tôi cũng muốn cho tôi lúc bấy giờ vài "chưởng"! Sau vài ngày vật vã, tôi cuối cùng cũng quyết định tha thứ cho bản thân và ... bước tiếp. Còn cách nào hiệu quả hơn là cặm cụi trả từng tháng một số tiền tương đối lớn "đều như vắt chanh" và cứ có khoản tiền dư nào, tôi đều ưu tiên trả nợ trước. Tôi đã trả hết nợ vài năm trước. Muốn giàu có thịnh vượng, trước hết phải không có nợ nần (hoặc tài sản có thể quy ra tiền nhanh chóng và nhiều hơn các khoản nợ). Bài học 7000 đô la Sing-ga-po không hề rẻ. Tôi nhớ nó suốt đời và luôn nhắc nhở mình không phạm phải sai lầm tương tự. Nhưng bạn không cần phải trả cái giá như tôi để hiểu được vấn đề. Chọn cách chủ động giải quyết vấn đề về tiền bạc là bước quan trọng để tiến tới thịnh vượng.


Thành thực mà nói, tôi rất thất vọng vì có quá nhiều thông điệp sai lệch về mối quan hệ giữa tiền bạc và các trạng thái cuộc đời con người, nhất là phụ nữ. Vì sao con gái thường được cho là kém môn toán? Vì sao phụ nữ lại được cho là luôn lúng túng với tiền bạc? Bởi vì người ta hay nói thế và bạn vơ điều đó vào mình 'như đúng rồi" chỉ vì vài khó khăn nhỏ bé ban đầu. Sau đó, bạn mặc định lập trình cho mình, vì là phụ nữ, bạn chẳng thể học giỏi toán cũng như chẳng thể làm chủ trận địa với đầy rẫy những con số tiền bạc. Đó là những tư tưởng sai lệch của các thế lực xã hội nhằm củng cố sự lệ phuộc của người phụ nữ. Bất kì những suy nghĩ nào ở trong đầu bạn cũng không miễn phí. Vì thế, hãy chọn lọc, giữ lại và kích hoạt những suy nghĩ mang đến sự tự tin và tăng thêm sức mạnh cho bản thân.

Ngoài ra, tôi thấy cũng thấy phiền lòng vì thấy quá nhiều người, chật vật "chiến đấu" với tiền bạc trong khi cả hai có thể đứng cùng chiến tuyến và là đồng đội tuyệt vời của nhau. Hẳn bạn cũng nghe quen quen từ đâu đó rằng, tiền bạc không thể mua được hạnh phúc gia đình; nhà cao cửa rộng nhưng mọi người trong nhà đau khổ; bạn không thể tìm được tình yêu chân chính, một người yêu bạn chân thành nếu như bạn có nhiều tiền vì họ đều âm mưu, thủ đoạn, có mục đích khi tiếp cận với bạn; khi có tiền bạn dễ bị ganh ghét, nói xấu, sẽ không ai thích bạn; ... Sai, sai, và sai! Thất tình ư? Khóc ở Paris, London, Rome hay New York sẽ khiến  bạn thoát ra khỏi nỗi buồn cố hữu và nước mắt bạn khô nhanh hơn bạn tưởng. Bạn hoàn toàn có thể có tiền, một gia đình hạnh phúc, tình yêu chân chính của người bạn đời và nhiều người bạn tốt yêu quý. Bản chất của đồng tiền chỉ là công cụ trung gian và bản thân đồng tiền không tự thân mang trong nó những điều tiêu cực hay tích cực. Từ hôm nay, hãy đừng chỉ mong hạnh phúc, vui vẻ mà không cần nhiều tiền. Từ hôm nay trở đi, hãy mong bạn luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc, vui vẻ, thành công và có nhiều tiền. Biết cách làm chiến hữu tốt với đồng tiền, nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong hành trình sống của mình, trong đó có việc đạt được những mục tiêu của cá nhân và mục tiêu vì cộng đồng. 

Trên hết, với tinh thần yêu lao động và hướng tới lao động hiệu quả, bạn xứng đáng có một mối liên kết lành mạnh và hạnh phúc với tiền bạc!

Thân,
Nhà văn du lịch tối giản Alex Tu 
(Tối giản, Tài chính cá nhân, Du lịch lifestyle)

* 
Cuốn sách "Quý Cô Tối Giản" của Alex Tu (dự kiến phát hành tháng 3/2018) với cách phân chia nội dung hợp lý cùng các chỉ dẫn dễ áp dụng, có tác dụng ngay và nhiều hình ảnh đẹp, chân thực về cuộc sống của một người tối giản, tôi tin bạn sẽ tìm ra được hướng đi lợp lý, đầy cảm hứng cho mình ngay hôm nay và tràn ngập niềm vui, sự lạc quan cho những ngày mai sau.

​
0 Comments

Your comment will be posted after it is approved.


Leave a Reply.

    Facebook
    INSTAGRAM
    Picture
    Liên hệ công việc
    info.alextu@gmail.com

    Xin chào,


    Tôi là Alex Tu - là nhà văn & người tối giản, hiện đã đi khoảng 68 nước & đặc khu. Tôi sẽ tiếp tục đi nhiều hơn ...

    Để làm được điều ấy, tôi trang bị cho bản thân giáo dục tài chính và đi như một thói quen, đi với tình yêu dành cho Cuộc Sống và Thế Giới! 

    Tôi ít khi buồn. Tôi luôn bận rộn để kiến tạo những điều tốt đẹp. Tôi tin vào sức mạnh của sự chia sẻ những điều tích cực để cùng thịnh vượng.

    Tôi vẫn hay nhớ về hương thơm của cánh đồng lúa mạch vàng ươm và sắc đỏ trong veo rạng rỡ của những bông hoa Poppy dại...  Thế Giới rất đẹp và rộng lớn. Còn có quá nhiều nơi để đi, để khám phá.
    ​
    Hãy bỏ qua những gì không quan trọng và chỉ giữ bên mình những điều đáng giá, chúng ta sẽ nhận thấy không cần quá nhiều để sống hạnh phúc!

    Các bài viết chia sẻ và thể hiện quan điểm cá nhân đơn thuần. Tác giả không chịu trách nhiệm với quá trình tiếp thu và áp dụng của độc giả. Mọi sao chép, trích dẫn cần phải được đặt đúng trong ngữ cảnh đầy đủ. Nghiêm cấm sử dụng các hình ảnh cá nhân của tác giả cho mọi mục đích mà không có sự cho phép của tác giả.

    Categories

    All
    Cảm Hứng
    Châu Á
    Châu Âu
    Châu Mỹ
    Châu Phi
    Châu Úc
    Châu Zealandia
    Hướng Dẫn
    Tài Chính Cá Nhân
    Thương Hiệu Cá Nhân
    Tối Giản

    Archives

    January 2021
    December 2020
    November 2020
    October 2020
    August 2020
    July 2020
    June 2020
    May 2020
    April 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018
    August 2018
    June 2018
    May 2018
    April 2018
    February 2018
    January 2018
    December 2017
    November 2017
    October 2017
    September 2017
    August 2017
    July 2017
    June 2017
    May 2017
    April 2017
    March 2017
    February 2017

    RSS Feed

We travel, not to find ourselves, but to create ourselves!