Tác giả Alex Tu
  • Blogging Life
  • Being Me
  • Writing Books
  • Blogging Life
  • Being Me
  • Writing Books
Picture

Phát triển bản thân, Tài chính cá nhân, Du lịch lifestyle

    ​Đăng ký để nhận ưu đãi & tài liệu miễn phí độc quyền của Alex Tu
    Điền chính xác địa chỉ email của bạn.
Gửi Đi
Tìm thấy những sản phẩm hữu ích cần thiết ngay tại đây!
gian hàng

Tại sao tiết kiệm cho tuổi già LẠI KHÓ ĐẾN THẾ?

8/15/2021

0 Comments

 
Picture

Chủ đề: Tài Chính Cá Nhân
Thời gian đọc: 5 phút
​Tác giả Alex Tu (Phát triển bản thân, Tài chính cá nhân, Du lịch lifestyle)
Mục đích: chia sẻ những điều tích cực, tự chủ.

Bài viết nằm trong series Tích Luỹ Cho Tuổi Già (3 phần)
Bạn đang đọc phần 1.

Tôi tin rằng việc tiết kiệm tiền, cho mọi mục đích, bất kể mức thu nhập hoặc giá trị tài sản ròng của chúng ta là bao nhiêu, đều không dễ dàng. Trong đó, tiết kiệm, chuẩn bị tiền cho việc nghỉ hưu/ tuổi già thường bị đa số tảng lờ đi, cũng như “KHÓ NHẰN” NHẤT. 

Xin lưu ý rằng tuổi nghỉ hưu không nhất thiết phải là sau 60; nếu đạt tự do tài chính sớm ở tuổi 40, chúng ta hoàn toàn có thể “nghỉ hưu” ở tuổi 40. Ngoài ra, có rất nhiều người sau 60 tuổi vẫn gia tăng thu nhập không ngừng nghỉ!!!!! Tuy nhiên, trong khuôn khổ series bài viết “Tích Luỹ Cho Tuổi Già” này, tôi xin tập trung vào tuổi già trong văn cảnh tuổi già tương đương sức lao động của chúng ta đã giảm đáng kể và gần như không còn và trình bày nội dung bài viết theo 3 phần chính chính.
  •  Phần 1: Về mặt khoa học, tại sao tiết kiệm cho tuổi già LẠI KHÓ ĐẾN THẾ?
  •  Phần 2: Một số giải pháp chung cho vấn đề này và các giải pháp cụ thể hữu ích khi chúng ta còn trẻ (khoảng 20 tuổi), hay khi chúng ta ở giữa sự nghiệp (khoảng 40 tuổi), hoặc khi chúng ta cận kề tuổi nghỉ ngơi (khoảng 60 tuổi).
  •  Phần 3: Tham khảo số tiền chúng ta cần có ĐỂ RIÊNG cho tuổi già theo những mốc tuổi nhất định và theo mức thu nhập giả định. 

I. Về mặt khoa học, tại sao tiết kiệm cho tuổi già LẠI KHÓ ĐẾN THẾ?

Có rất nhiều lý do khiến mọi người không ưu tiên lập kế hoạch cho tương lai, mặc dù chúng ta biết rằng chúng ta nên làm như vậy. Những nghiên cứu về khoa học hành vi và dữ liệu cho thấy: một trong những lý do chính khiến chúng ta không đưa ra những lựa chọn giúp bản thân có tuổi già an nhàn là bởi bộ não của chúng ta được hoạt động theo những cách thức nhất định gây nên những thành kiến về nhận thức, dẫn đến việc chúng ta lạc lối. Tuy nhiên, bằng cách hiểu những thành kiến này, chúng ta có thể góp phần hạn chế tình trạng bị ảnh hưởng bởi chúng.

1. Thành kiến “giảm giá tạm thời”
Chúng ta muốn nhận 1.000 đô la hôm nay (một cách chắc chắn sẽ nhận được) hay 1.200 đô la trong bốn tháng (tất nhiên, cũng một cách chắc chắn sẽ nhận được)? 

Nếu giống như hầu hết mọi người, chúng ta sẽ chọn 1.000 đô la ngay bây giờ. Tuy nhiên, nếu chọn 1.200 đô la trong bốn tháng, chúng ta là sẽ vừa được 1.000 đô la và thêm 200 đô la trong bốn tháng - tương đương với mức tăng trưởng 20% (200/1000x 100% = 20%) chỉ trong vòng bốn tháng. 

Vì thành kiến “giảm giá tạm thời mà chúng ta “chộp” ngay lấy việc thoả mãn những cám dỗ trước mắt (1000 đô la) và không lựa chọn điều tốt đẹp cần làm cho tương lai (1200 đô la). Nó cũng tương tự như việc chúng ta chi tiêu hết những khoản tiền đáng lẽ phải dành cho tuổi già ngay hôm nay hoặc trong tương lai gần mà không thể dành dụm cho phiên-bản-chính-mình vài chục năm về sau.

2. Thành kiến “ác cảm với mất mát”
Ghét-mất-mát là một trong những thành kiến nổi tiếng nhất. Nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bộ não của chúng ta bị ảnh hưởng bởi những tổn thất tiềm năng nhiều hơn là những lợi ích tiềm năng. Từ lúc trẻ cho đến khi chúng ta già, nền kinh tế sẽ có những thăng trầm và có thể gây ra những khoản lỗ nhức nhối khiến nhiều người trong chúng ta sợ hãi rút lui hoặc ngừng đầu tư. Và ác cảm với mất mát làm chúng ta ngừng đầu tư giúp tiền tăng trưởng phục vụ cho tương lai xa.

3. Thành kiến “gần đây”
Thành kiến gần đây khiến chúng ta gián tiếp giả định rằng bất kỳ xu hướng nào của hiện tại mà chúng ta đang chứng kiến, dù thuận lợi hay bất lợi, sẽ tiếp tục trong tương lai. Sự giả định này khiến chúng ta mất động lực tích cóp cho tương lai xa: Người đang sống dư thừa, thoải mái giả định cuộc sống mình sẽ vẫn phong lưu như thế này suốt, thế thì cần gì phải tiết kiệm cho tuổi già; người đang chật vật, thiếu thốn giả định mình sẽ mãi khốn khổ chạy ăn từng bữa như thế này suốt, bây giờ ăn còn chưa đủ lấy gì tiết kiệm cho về sau. Ngoài ra, sự “thiên vị” này thúc đẩy chúng ta đưa ra quyết định đầu tư dựa trên quá khứ gần đây chứ không phải dữ liệu khách quan hoặc quy luật tiền tệ. Thành kiến ​​này thường dẫn đến các quyết định đầu tư đáng tiếc chẳng hạn như theo nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Harry Markowitz “Sai lầm chính của các nhà đầu tư nhỏ là họ mua cổ phiếu khi thị trường đi lên, với giả định rằng nó sẽ tăng giá hơn nữa, và họ bán khi thị trường đi xuống, với giả định rằng thị trường sẽ còn đi xuống nữa. ”

4. Chúng ta mất kết nối với bản thân trong tương lai (gọi là khoảng cách đồng cảm) và không có hoặc có RẤT ÍT sự đồng cảm với phiên bản tuổi già của bản thân so với sự đồng cảm dành cho người thân (bố mẹ, anh chị em, chồng con…) ở thời điểm hiện tại.

5. Chúng ta đánh giá thấp nỗi đau/ hậu quả mà lựa chọn hiện tại của chúng ta sẽ gây ra trong tương lai xa. 

6. Chúng ta có hai cảm xúc đối nghịch cho cùng một hành động sử dụng tiền: sử dụng tiền để chi tiêu ngay thì cảm nhận được “lợi ích” và sự hưng phấn như “phần thưởng” nhưng sử dụng tiền để tiết kiệm/ đầu tư chuẩn bị cho tuổi già thì mang lại cảm giác như “tấm vé phạt”.

7. Chúng ta có quá nhiều mối bận tâm trước mắt phải lo. Không dễ dàng gì đối với những người đang phải lo lắng về việc lập nghiệp, lập gia đình và trả nợ mà phải suy nghĩ và lên kế hoạch nghỉ hưu.

8. Hai việc trả nợ và tiết kiệm cạnh tranh thứ tự ưu tiên: Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí Transamerica cho thấy tỷ lệ người lao động coi việc trả nợ là ưu tiên hơn là tiết kiệm để nghỉ hưu.

9. Chúng ta có xu hướng trì hoãn, kể cả việc trì hoãn những việc gấp rút cần phải làm.

10. Chúng ta không có cảm giác đúng về thời gian: Nhiều người không tận dụng một lực lượng có thể mang lại lợi thế to lớn - thời gian. Nhờ sức mạnh của lãi suất kép, hoặc khả năng tăng thêm lãi đầu tư nhỏ theo thời gian, những người bắt đầu tiết kiệm tiền sớm hơn với những khoản tiền nhỏ, trải qua một khoảng thời gian dài có thể tiết kiệm được số tiền tương đối lớn hơn so với những người bắt đầu tiết kiệm muộn hơn dù với số tiền lớn hơn. Đối với mỗi đô la chúng ta không tiết kiệm được ở độ tuổi 20, chúng ta cần tiết kiệm ba hoặc năm đô la ở độ tuổi 50 và 60 để tạo nên sự khác biệt. 

11. Con người là tổ hợp cảm xúc phức tạp và phải đối mặt với những rủi ro không định trước được.  Ngoài ra, tính kỉ luật cũng rất khó được duy trì bởi vì con người không hoạt động như bảng tính Excel.

12. Chúng ta có xu hướng chi tiêu gần với mức thu nhập, thậm chí vượt quá mức thu nhập vì chúng ta thường nghĩ “Tôi đã lao động chăm chỉ, tôi xứng đáng với điều đó!”. Và thế là chúng ta lao động điên cuồng để rồi chi tiêu ngày một nhiều hơn thay vì tiết kiệm cho tuổi già.

13. Nhiều người lâm vào tình trạng không kiếm đủ thu nhập để trang trải ngay cả cho những nhu cầu thiết yếu hàng tháng. Vậy nên, mục tiêu cấp bách trước mắt chỉ giới hạn trong việc làm thế nào kiếm được đủ số tiền để trang trải cuộc sống. Những vấn đề khác trở nên vô hình. 

14. Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out), đây được coi là một hội chứng sợ bị bỏ lỡ cơ hội, bị “đứng ngoài cuộc”. Những người bị mắc hội chứng này thường có xu hướng bị ám ảnh bởi cảm giác lo sợ, sợ hãi rằng mình đã lỡ hay để tụt mất cơ hội, đánh mất một điều gì đó mà bạn thân sẽ đạt được, hoặc bị trở thành người bị bỏ ngoài cuộc. Từ những suy nghĩ như vậy khiến họ đưa ra những quyết định quá hấp tấp, thiếu lí trí dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ví dụ, sợ không mua được cái túi cụ thể đó với giá đó về sau nữa, nên đã “xuống tiền” mua ngay trong khi KHÔNG CẦN thêm một cái túi mà CẦN cho tiền vào quỹ tuổi già.

15. Triết lý YOLO (You Only Live Once), đây được coi là triết lý “tranh thủ” bạn chỉ sống có một lần. Tuy triết lý này có mặt tích cực như thúc đẩy chúng ta thực hiện những mơ ước, làm những điều mà bản thân mong muốn, phải đan xen tận hưởng để có một cuộc đời trọn vẹn, không lãng phí, nhưng nó cũng làm chúng ta trở nên sống vội và sống thiển cận. 

16. Chúng ta có xu hướng chủ quan nghĩ mình sẽ mạnh khoẻ và đủ sức lao động suốt đời. Điều này là hoàn toàn sai lầm!

17. Mọi người thực tế đang sống lâu hơn nên tất nhiên, những năm tháng tuổi già sẽ kéo dài hơn, dẫn đến cần một khoản tiền lớn hơn hẳn. Vì thế, để đạt được mục tiêu tiền cho tuổi già sẽ càng khó khăn hơn. Giờ đây, mọi người cũng khó tiết kiệm để nghỉ hưu hơn vì họ đang sống lâu hơn. Chris Miller, cố vấn đầu tư tại Safeguard Investment Advisory Group, cho biết: “Mọi người hiện đang nghỉ hưu 30 hoặc 40 năm, lâu hơn rất nhiều so với trước đây. Điều đó có nghĩa là trứng làm tổ cần phải lớn hơn để tồn tại lâu hơn.”

18. Nhiều người đang đánh giá thấp thời gian họ sẽ sống khi nghỉ hưu trong khi tuổi thọ thực tế kéo dài. Do đó, nhiều người sẽ chuẩn bị không đủ số tiền thực tế cần sử dụng vì nghĩ khoảng thời gian tuổi già sẽ ngắn thôi! 

19. Cuộc chạy đua vật chất bằng hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội. Và thế là chúng ta gián tiếp chi tiêu cho vật chất không cần thiết một cách quá mức. 

20. Các chương trình, trào lưu khuyến khích chuẩn bị tiền cho tuổi già chưa gây được tiếng vang lớn (hiệu ứng quá thấp so với những chiến dịch quảng cáo thúc đẩy tiêu dùng). Chúng ta thấy hình quý cô với một chiếc túi hiệu = thời thượng nhiều nhan nhản; còn hình ảnh một quý cô với tài khoản tiền thích hợp chuẩn bị đầy đủ cho tuổi già = thời thượng thì hầu như không có! 

(Hết phần 1)

​Thân, 
Tác giả Alex Tu (Phát triển bản thân, Tài chính cá nhân, Du lịch lifestyle)
Mục đích: chia sẻ những điều tích cực để cùng thịnh vượng


SHARE Những Điều Tích Cực!
#ShareNhungDieuTichCuc 
#AlexTu

Khước từ trách nhiệm: Các bài viết chia sẻ và thể hiện quan điểm cá nhân đơn thuần. Tác giả không chịu trách nhiệm với quá trình tiếp thu và áp dụng của độc giả. Mọi sao chép, trích dẫn cần phải được đặt đúng trong ngữ cảnh đầy đủ. Nghiêm cấm sử dụng các hình ảnh cá nhân của tác giả cho mọi mục đích mà không có sự cho phép của tác giả.

​
0 Comments

Your comment will be posted after it is approved.


Leave a Reply.

    Facebook
    INSTAGRAM
    Picture
    Liên hệ công việc
    [email protected]

    Xin chào,

    Tôi là Alex Tu -  tác giả về các đề tài phát triển bản thân, tài chính cá nhân, du lịch và phong cách sống. Tôi đã đặt chân tới gần 90 quốc gia & đặc khu. Tôi sẽ tiếp tục khám phá và trải nghiệm nhiều hơn.

    Để làm được điều ấy, tôi trang bị cho bản thân giáo dục tài chính và tâm thế đi như một thói quen tốt với tình yêu dành cho Cuộc Sống và Thế Giới! Dù là hương thơm của cánh đồng lúa mạch trĩu hạt, sắc đỏ trong veo rạng rỡ của những bông hoa Poppy dại, ánh xanh lấp lánh của màu nước biển Địa Trung Hải, ổ bánh mì vàng ruộm giòn tan, ... tất cả đều là những điều tôi vô cùng trân quý!

    Tôi ít khi buồn. Tôi luôn tìm thấy niềm vui trong quá trình kiến tạo những điều tốt đẹp. Tôi tin vào sức mạnh của sự chia sẻ những điều tích cực để cùng thịnh vượng.

    Phong cách tối giản đã giúp tôi nhận ra nhiều điều vô cùng hữu ích. Hãy bỏ qua những gì không quan trọng, chỉ giữ bên mình những điều đáng giá và hãy có thứ tự ưu tiên. Chúng ta không cần quá nhiều để bản thân sống hạnh phúc! Song chúng ta sẽ cần nhiều hơn hạnh phúc của bản thân để thực sự giúp đỡ được người khác và phụng sự xã hội.

    Sứ mệnh của tôi là đạt được thịnh vượng về mặt tài chính, sống trong niềm vui, tâm thế bình yên và sự phấn khởi để có thể hỗ trợ cộng đồng một cách hiệu quả, đặc biệt là phụ nữ.

    Hãy kết nối, đồng hành và cùng chào đón một tương lai thịnh vượng nhiều niềm vui, bạn nhé!

    Thân thương,
    Alex Tu

    (Khước từ trách nhiệm: Các bài viết chia sẻ và thể hiện quan điểm cá nhân đơn thuần. Tác giả không chịu trách nhiệm với quá trình tiếp thu và áp dụng của độc giả. Mọi sao chép, trích dẫn cần phải được đặt đúng trong ngữ cảnh đầy đủ. Nghiêm cấm sử dụng các hình ảnh cá nhân của tác giả cho mọi mục đích mà không có sự cho phép của tác giả.)

    Categories

    All
    Cảm Hứng
    Châu Á
    Châu Âu
    Châu Mỹ
    Châu Phi
    Châu Úc
    Châu Zealandia
    Hướng Dẫn
    Tài Chính Cá Nhân
    Thương Hiệu Cá Nhân
    Tối Giản

    Archives

    October 2023
    August 2023
    April 2023
    November 2022
    January 2022
    November 2021
    September 2021
    August 2021
    July 2021
    June 2021
    April 2021
    January 2021
    December 2020
    November 2020
    October 2020
    August 2020
    July 2020
    June 2020
    May 2020
    April 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018
    August 2018
    June 2018
    May 2018
    April 2018
    February 2018
    January 2018
    December 2017
    November 2017
    October 2017
    September 2017
    August 2017
    July 2017
    June 2017
    May 2017
    April 2017
    March 2017
    February 2017

    RSS Feed

We travel, not to find ourselves, but to create ourselves!